Là lối vẽ lấy tinh thần từ những cảnh ngộ trần ai trên trần thế, chân dung con người hiện lên với trăm đủ tình thế, mắc kẹt – ôm trùm rộng rãi / gắt gao của hồn người khuất cũng như người sống.. 
Tổ tiên tôi ly tán từ Thanh Hóa vào đèo Hải Vân nơi đây tổ phụ sinh ra hành nghề Thầy Cúng. Khi qua đời ông nhắc ‘thân phụ’ rằng con đừng theo nghệ thuật, nhưng ông vẫn vượt qua như một lời nguyền. Trước năm 1975 ông đã có những tác phẩm nghiêng hướng phù suy / người yếu thế cho xã hội đương thời.. 
Tôi ở thế hệ hậu thuộc địa, quan sát ‘thế giới quan’ qua lăng kính hậu chiến với một góc nhìn ôm đồm từ lịch sử địa phương cũng như vướng mắc toàn cầu. Việc vẽ cũng như sự sống, đấu tranh vật lộn để tồn tại. 
Có một sự chuyển tiếp – dẫn lối bởi linh hồn tôi như kẻ trung gian làm công việc diễn dịch tinh thần và ngôn ngữ từ một ‘sự tồn tại khác’. Đó là một thế giới của những linh hồn phiêu dạt. 
Khi vẽ cũng là lúc tôi lắng nghe tiếng nói của ‘sự tồn tại khác’ trong thinh không, chuyển tiếp cõi hư vô trở lại thành hình hài. 
“Ở ranh giới có một nạn nhân xơ xác/Không còn sự thật/Không còn tiếng gào/Chỉ có những cú đấm vào hư không” 
– Phạm Trần Việt Nam
01/2024

Nghệ Sĩ

Tác Phẩm